Ngũ Hành Tương Sinh Quy Luật Và Ý Nghĩa Gia Chủ Cần Phải Biết

Trong xây dựng và thiết kế nhà ở, một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm nhất đó chính là phong thủy. Một ngôi nhà có phong thủy tốt, hợp với mệnh của gia chủ sẽ giúp cho cuộc sống cũng như công việc của người đó gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Ngược lại, nếu phong thủy xấu thì họ chỉ nhận được những điều xui xẻo và không may mắn. Trong đó, điều màu được quan tâm nhiều nhất đó chính là ngũ hành tương sinh, có nghĩa là những yếu tố mang đến điều tốt đẹp.

Tìm hiểu các quy luật về ngũ hành

Tìm hiểu các quy luật về ngũ hành
Ngũ hành có ý nghĩa to lớn trong đời sống

Triết học Trung Hoa cổ đại đã chỉ ra rằng vạn vật trên Trái Đất này đều được tạo ra từ 5 yếu tố cơ bản đó chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. 5 yếu tố này được gọi chung hà ngũ hành. Vào thời nhà Chu, ngũ hành cũng được ứng dụng vào triết học phong thủy đó là Kinh Dịch. Và cho đến tận bây giờ, ngũ hành vẫn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động và phát triển của con người

Ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc

Ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc
Ngũ hành tương sinh – ngũ hành tương khắc

Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều nhất đó là quy luật tương sinh và tương khắc. Đây cũng chính là hai nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của vạn vật. Hai quy luật này là sự chuyển hóa giữa Trời và Đất để tạo ra sự sống cho vạn vật và tồn tại song song với nhau. Trong tương sinh luôn có tương khắc và ngược lại.

Bài viết tham khảo: TOP Mẫu Biệt Thự 2 Tầng Mái Thái Hiện Đại Kiến Trúc Vượt Thời Gian

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh luôn mang đến sự tốt đẹp, nó có nghĩa là thúc đẩy, hỗ trợ để cùng nhau phát triển. Ngũ hành tương sinh gồm có hai phương diện đó là cái nó sinh ra và cái sinh ra nó, còn được gọi và mẫu và tủ. 5 yếu tố trong ngũ hành sẽ có quy luật tương sinh như sau:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, lửa lấy gỗ để làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng được hình thành từ trong đất.
  • Kim sinh Thủy: Khi loại khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước là yếu tố để duy trì sự sống cho cây.

Dựa vào ngũ hành tương sinh, người ta sẽ lựa chọn những đồ phù hợp với mệnh của mình để mang lại may mắn. Ví dụ mệnh Mộc hợp với mệnh Hỏa thì những người mệnh Mộc cũng có thể sử dụng đồ dùng có màu sắc đại diện cho mệnh Hỏa.

Ngũ hành tương khắc

Ngược lại với tương sinh sẽ là tương khắc, thể hiện sự cản trở và khắc chế. Mặc dù vậy, nó lại là yếu tố cần phải có để tạo sự cân bằng nhưng nếu nhiều quá cũng làm cho vạn vật bị diệt vong. Ngũ hành tương khắc cũng có hai phương diện đó là cái khắc nó và cái nó khắc, cụ thể:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước dập lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại rèn thành dao, kéo để chặt cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút chất dinh dưỡng của đất khiến cho đất trở nên cằn cỗi.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, làm ngăn chặn dòng chảy của nước

Dựa vào luật tương khắc, người ta sẽ cân nhắc để tránh lựa chọn những món đồ có màu sắc không phù hợp với mình để không gặp phải xui xẻo.

Có thể thấy, ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc luôn tồn tại song song với nhau trong vũ trụ. Nếu có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cao độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại, nếu có khắc mà không có sinh thì vạn vật cũng không thể phát triển được. Vậy nên, tốt nhất là cần ở mức độ vừa phải và hai quy luật này được sinh ra nhằm tạo sự cân bằng.

Ngũ hành phản sinh, ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản sinh

Ngũ hành phản sinh
Ngũ hành phản sinh

Tương sinh chỉ sự phát triển của vạn vật, tuy nhiên nếu sinh ra quá nhiều thì điều này cũng không phải là tốt. Cũng giống như một em bé cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì điều này cũng sẽ không tốt và có thể gây ra một số bệnh. Đó cũng chính là lý do tại sao tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành, cụ thể:

  • Kim hình thành trong Thổ, nhưng nếu Thổ nhiều quá thì kim sẽ bị vùi lấp.
  • Hỏa hình thành Thổ nhưng nếu hỏa nhiều quá thì Thổ cũng cháy thành than.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng nếu Mộc nhiều quá thì Hỏa sẽ gây hại.
  • Thủy sinh Mộc nhưng nếu Thủy nhiều quá thì Mộc sẽ bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng nếu Kim nhiều quá thì Thủy sẽ bị đục.

Ngũ hành phản khắc

Tương khắc có hai phương diện đó là cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên, nếu cái nó khắc có nội lực quá lớn có thể khiến cho nó bị tổn thương và gây nên sự phản khắc. Cụ thể, nguyên lý của ngũ hành phản khắc như sau:

  • Kim khắc Mộc nhưng Mộc quá cứng sẽ làm cho Kim bị gãy.
  • Mộc khắc Thổ nhưng nếu Thổ quá nhiều sẽ làm cho Mộc suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy nhưng nếu Thủy quá nhiều sẽ làm cho Thổ bị bào mòn, sạt lở.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng nếu Hỏa quá nhiều cũng làm cho Thủy phản cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng nếu Kim nhiều cũng làm cho Hỏa bị dập tắt.

Có thể thất, ngũ hành tồn tại xung quanh sự sống của mỗi chúng ta. Nó không chỉ có quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả phản sinh, phản khắc. Khi hiểu rõ được những quy luật này, ta cũng sẽ có được cái nhìn bao quát hơn về sự tồn tại và phát triển của những sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống.

Trích dẫn: https://nhaxinhdesign.com/ngu-hanh-tuong-sinh/